Tính thuế thu nhập cá nhân 2013 (từ 1/7/2013) và thực hiện trên Excel, VBA và C#

Luật thuế TNCN Việt Nam hiện nay gồm Luật thuế TNCN năm 2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN ban hành năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013.

Tham khảo tất cả các văn bản về thuế TNCN tại đây.

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, thuế TNCN gồm nhiều loại theo loại thu nhập (thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn,… tham khảo điều 3).

Ở đây ta chỉ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (khoản 2 điều 3, Luật thuế TNCN).

Công thức chung:

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Tổng thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

Tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Tỉ lệ thuế theo biểu thuế

Trong đó:
– Các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm (mục b, khoản 2, điều 3):
+ Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc (đối với người lao động) gồm: Bảo hiểm xã hội 7%, Bảo hiểm y tế 1,5%, Bảo hiểm thất nghiệp 1% – tổng 9,5% – các tỉ lệ này áp dụng đến hết năm 2013; năm 2014 BHXH tăng thêm 8% (tổng = 10,5%) – tham khảo các văn bản về Bảo hiểm xã hội (BHXH, BHYT, BHTN) tại đây.
+ Các phụ cấp đặc thù do nhà nước quy định như: Phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, Phụ cấp thâm niên giảng dạy, Phụ cấp cho cán bộ đoàn, hội,… không tính vào thu nhập chịu thuế.
– Lưu ý: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung,… vẫn tính vào thu nhập chịu thuế.
– Các khoản giảm trừ gồm: giảm trừ gia cảnh (bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc – điều 19), giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (điều 20). Từ 1 tháng 7 năm 2013, giảm trừ gia cảnh đối với nộp thuế là 9 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng.

Cách tính thuế và quyết toán thuế

Thu nhập từ tiền lương, tiền công chia làm hai loại:
– Thu nhập thường xuyên: tiền lương, tiền công tại cơ quan, công ty ta đang làm việc – nơi ta thường xuyên có thu nhập từ tiền lương, tiền công hàng tháng.
– Thu nhập bất thường: thu nhập từ các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhưng không thường xuyên.

Ví dụ: giảng viên tại trường hàng tháng hưởng lương + phụ cấp chức vụ + phụ cấp vượt khung, đây là thu nhập thường xuyên; nếu đi dạy ngoài thì tiền dạy ngoài là thu nhập bất thường.

Hàng tháng, kế toán tiền lương tại nơi có thu nhập thường xuyên sẽ tính lương và tính tiền thuế TNCN tạm tính tiền thuế phải nộp cho tháng đó.

Cuối năm, nếu người lao động chỉ có thu nhập tại nơi có thu nhập thường xuyên và làm ủy quyền, kế toán sẽ làm quyết toán thuế giúp.

Tiền thuế năm sẽ được tính theo phần thu nhập tính thuế/năm theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại điều 22:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60
Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120
Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216
Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960
Trên 80
35

Nếu:
1. Tổng tiền thuế năm phải nộp > Tổng tiền thuế tạm tính hàng tháng đã nộp -> Hoàn thuế = Tiền đã nộp – Tiền phải nộp
2. Tổng tiền thuế năm phải nộp = Tổng tiền thuế tạm tính hàng tháng đã nộp -> Quyết toán.
3. Tổng tiền thuế năm phải nộp < Tổng tiền thuế tạm tính đã nộp -> Đóng bổ sung.

Ví dụ: một người không có giảm trừ đối tượng phụ thuộc (tức chỉ có giảm trừ cho bản thân người nộp thuế = 9.000.000đ). Thu nhập các tháng trong năm 2014 (giả sử) và thuế tạm tính được tính như sau:

Tháng
Tổng thu nhập chịu thuế
Giảm trừ gia cảnh
Thu nhập tính thuế
Tiền thuế tạm nộp
1
8,000,000
9,000,000
0
0
2
15,000,000
9,000,000
6,000,000
350,000
3
8,000,000
9,000,000
0
0
4
9,000,000
9,000,000
0
0
5
10,000,000
9,000,000
1,000,000
50,000
6
8,000,000
9,000,000
0
0
7
8,000,000
9,000,000
0
0
8
8,000,000
9,000,000
0
0
9
9,000,000
9,000,000
0
0
10
8,000,000
9,000,000
0
0
11
8,000,000
9,000,000
0
0
12
8,000,000
9,000,000
0
0
Tổng cả năm
107,000,000
108,000,000
7,000,000
400,000

Theo bảng trên, trong năm, người này đã tạm đóng thuế 400.000đ.

Tổng thu nhập chịu thuế trong năm của anh ta là 107 triệu nhưng tổng mức giảm trừ gia cảnh của anh ta = 12 tháng x 9 triệu đ/tháng = 108 triệu > tổng thu nhập chịu thuế (107 triệu) nên anh ta không phải đóng thuế.

Như vậy Tổng tiền thuế đã tạm đóng = 400.000đ > Tổng tiền thuế phải nộp = 0 nên anh ta được hoàn thuế 400.000đ.

Theo thông tư 113/2011/TT-BTC: Nếu người lao động có tổng thu nhập cả năm ước tính (sau khi đã trừ các khoản giảm trừ) dưới mức thu nhập phải đóng thuế thì có thể làm cam kết (theo mẫu 23/BCK-TNCN) gửi tổ chức trả thu nhập (cơ quan, doanh nghiệp trả lương)  để không tạm thu thuế hàng tháng.

Phụ cấp ưu đãi và Phụ cấp thâm niên giảng dạy của nhà giáo không tính vào thu nhập chịu thuế do đó không chịu thuế TNCN

– Tại khoản 3, Điều 1, Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính về thuế TNCN, quy định:
3. Bổ sung vào điểm 2.2 các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp,…thì các khoản phụ cấp, trợ cấp,…này không tính vào thu nhập chịu thuế.”

– Tại Công văn số 3221/TCT-TNCN ngày 07/8/2009 của Tổng Cục thuế V/v chính sách thuế TNCN hướng dẫn:

“…ngoài những khoản phụ cấp theo quy định tại điểm 2.2 mục II phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính thì chỉ đối với những lĩnh vực, ngành nghề mang tính chất đặc thù mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp riêng thì những khoản phụ cấp, trợ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Đối với những khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ công chức, và các khoản phụ cấp, trợ cấp do doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội quy định như: phụ cấp lãnh đạo, quản lý trong các doanh nghiệp, phụ cấp làm công tác Đảng, đoàn thể, phụ cấp tính theo lương của các đơn vị theo chế độ khoán kinh phí … không phải là những khoản phụ cấp đặc thù do vậy phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.”

Căn cứ quy định trên thì: Khoản phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLB-GD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và khoản phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Thông tư số 68/2011/TTLB-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của Thủ tướng Chính phủ là hai khoản phụ cấp đặc thù áp dụng riêng đối với nhà giáo nên được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Tính thuế TNCN trên Ms Excel – Tính chi tiết

Lập bảng tính như sau:

thue_tncn01

Lưu ý:
+ Vùng ô G7:L7 định dạng như sau (vào Format -> Cells -> Number -> chọn Custom trong mục Categories -> nhập vào ô Type): “<=”#,##0
+ Ô M7 nhập: >80.000.000

Công thức:
+ Ô E8 = $G$2+$G$3*D8
+ Ô F8 = MAX(C8-E8,0) – trong công thức này, hàm MAX nhằm loại trường hợp C8 – E8 < 0 (tức không chịu thuế).
+ Ô G8 = IF($F8-F$7<=0,0,IF(G$7-$F8<=0,G$7-F$7,$F8-F$7)*G$6) -> copy công thức này ra toàn vùng ô G8:L16
+ Ô M8 = IF($F8<=L$7,0,$F8-L$7)*M$6

Tính thuế TNCN trên Ms Excel – Tính gọn chỉ 1 cột tổng tiền thuế dùng hàm IF

thue_tncn03

+ Lập bảng phụ Biểu thuế (vùng I4:L12).

Công thức:
+ Ô G6 = IF(F6<=0,0,IF(F6<$L$6,F6-0,$K$6)*$J$6)+IF(F6<=$L$6,0,IF(F6<$L$7,F6-$L$6,$K$7)*$J$7)+IF(F6<=$L$7,0,IF(F6<$L$8,F6-$L$7,$K$8)*$J$8)+IF(F6<=$L$8,0,IF(F6<$L$9,F6-$L$8,$K$9)*$J$9)+IF(F6<=$L$9,0,IF(F6<$L$10,F6-$L$9,$K$10)*$J$10)+IF(F6<=$L$10,0,IF(F6<$L$11,F6-$L$10,$K$11)*$J$11)+IF(F6<=$L$11,0,(F6-$L$11)*$J$12)
+ Có thể dùng công thức dạng nhập trực tiếp các mức tiền và tỉ lệ thuế theo dạng như sau (không cần bảng phụ):
G6 = IF(F6<=0,0,IF(F6<5000000,F6-0,5000000)*5%)+IF(F6<=5000000,0,IF(F6<10000000,F6-5000000,5000000)*10%)+IF(F6<=….. Dạng này dài và khó chỉnh sửa tỉ lệ thuế và mức tiền thuế từng bậc nên không khuyến khích các bạn dùng.

Tính thuế TNCN trên Ms Excel – Tính gọn chỉ 1 cột tổng tiền thuế dùng công thức mảng

thue_tncn04

Công thức:
+ Lập bảng phụ trong vùng J5:K13
+ Ô G8 = SUM(($F8-$J$6:$J$12>0)*IF($J$7:$J$13-$F8<=0,$J$7:$J$13-$J$6:$J$12,$F8-$J$6:$J$12)*$K$7:$K$13)
Lưu ý: sau khi nhập đủ công thức trên, thay vì Enter, nhấn tổ hợp phím Ctrl – Shift – Enter (để nhập công thức mảng).

Tính thuế TNCN bằng hàm VBA

Option Explicit

Type BacThue
    Tien As Long
    TiLe As Double
End Type

Function ThueTNCN(Luong As Long, Optional SoNguoiPhuThuoc As Byte = 0, _
Optional GiamTru As Long = 9000000, Optional GiamTruPhuThuoc As Long = 3600000) As Long
    Dim thue As Long, t As Long, i As Long
    Dim BieuThue(7) As BacThue

    BieuThue(1).Tien = 5000000 ' den 5tr
    BieuThue(1).TiLe = 5 / 100
    BieuThue(2).Tien = 5000000 ' den 10tr
    BieuThue(2).TiLe = 10 / 100
    BieuThue(3).Tien = 8000000 ' den 18tr
    BieuThue(3).TiLe = 15 / 100
    BieuThue(4).Tien = 14000000 ' den 32tr
    BieuThue(4).TiLe = 20 / 100
    BieuThue(5).Tien = 20000000 ' den 52tr
    BieuThue(5).TiLe = 25 / 100
    BieuThue(6).Tien = 28000000 ' den 80tr
    BieuThue(6).TiLe = 30 / 100
    BieuThue(7).Tien = 2000000000 ' tren 80tr, luong toi da den 2.080.000.000d/thang
    BieuThue(7).TiLe = 35 / 100

    thue = 0
    If Luong > SoNguoiPhuThuoc * GiamTruPhuThuoc + GiamTru Then
        i = 1
        Luong = Luong - SoNguoiPhuThuoc * GiamTruPhuThuoc - GiamTru
        While Luong > 0
            If Luong <= BieuThue(i).Tien Then
                t = Luong
                Luong = 0
            Else
                t = BieuThue(i).Tien
                Luong = Luong - t
            End If
            thue = thue + t * BieuThue(i).TiLe
            i = i + 1
        Wend
    End If
    ThueTNCN = thue
End Function

Cách dùng:
Trong Ms Excel:
thue_tncn02

Ô G8 =ThueTNCN(C8, D8)

Tính thuế thu nhập cá nhân bằng C#

        struct BieuThue
        {
            public double Tien;
            public double TiLe;
        }

        BieuThue[] bieuthue = new BieuThue[7]{
                new BieuThue(){ Tien=5000000, TiLe=0.05},
                new BieuThue(){ Tien=5000000, TiLe=0.10},
                new BieuThue(){ Tien=8000000, TiLe=0.15},
                new BieuThue(){ Tien=14000000, TiLe=0.20},
                new BieuThue(){ Tien=20000000, TiLe=0.25},
                new BieuThue(){ Tien=28000000, TiLe=0.30},
                new BieuThue(){ Tien=2000000000, TiLe=0.35} // Thu nhập chịu thuế tối đa có thể tính toán là 2.080.000.000 đồng.
            };

        double Thue(double ThuNhap, byte SoNguoiPhuThuoc = 0, double GiamTru = 9000000, double GiamTruPhuThuoc = 3600000)
        {
            double t = 0;
            int i = 0;
            while (ThuNhap > 0 && i <= bieuthue.GetUpperBound(0))
            {
                if (ThuNhap <= bieuthue[i].Tien)
                {
                    t += ThuNhap * bieuthue[i].TiLe;
                    ThuNhap = 0;
                }
                else
                {
                    t += bieuthue[i].Tien * bieuthue[i].TiLe;
                    ThuNhap -= bieuthue[i].Tien;
                }
                i++;
            }
            return t;
        }

Một suy nghĩ 17 thoughts on “Tính thuế thu nhập cá nhân 2013 (từ 1/7/2013) và thực hiện trên Excel, VBA và C#

    • Tôi không hiểu câu hỏi của bạn!!! Biểu thuế bạn xem lại trên bài viết của tôi. Từ 1/7/2013 giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 9 triệu chứ không phải 9 triệu mới đóng thuế (hơn 9 triệu vẫn có thể không phải đóng thuế)!

  1. Cho tôi hỏi, mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được áp dụng từ 1/7, vậy tính thuế TNCN cho cả năm sẽ như thế nào?
    – 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm tính riêng (thu nhập chịu thuế hàng tháng, giảm trừ gia cảnh, …) rồi cộng lại?
    – tính thu nhập chịu thuế hàng tháng cho cả năm rồi áp dụng giảm trừ gia cảnh cho 6 tháng đầu năm riêng, 6 tháng cuối năm riêng, rồi cộng lại?
    – hay cách nào khác?

    • Đúng như bạn nói: 6 tháng đầu năm vẫn tính thuế theo luật cũ, 6 tháng cuối năm tính thuế theo luật mới rồi cộng lại!

      Thu nhập cả năm chia đều cho 12 tháng, tính ra thu nhập bình quân một tháng. Thu nhập bình quân một tháng áp theo 6 tháng đầu năm tính theo giảm trừ gia cảnh của 6 tháng đầu năm. Thu nhập bình quân đó, áp dụng vào cuối năm thì áp dụng theo mức giảm trừ gia cảnh của 6 tháng cuối năm.

  2. Trong vi du o dau bai viet, minh nghi neu 6 thang dau nam ap dung luat cu: giam tru ban than la 4tr chu sao lai la 9tr nhu 6 thang cuoi nam nhi? MInh khong hieu cho nay cho lam.

    • Khi làm ví dụ tôi không để ý kỹ. Tôi đã sửa lại thành năm 2014!

      Nếu là 2013 thì giảm trừ gia cảnh 6 tháng đầu năm là 4 triệu và quyết toán thuế dựa trên thu nhập trung bình hàng tháng.

  3. anh ơi cho em hỏi , công ty em bình thường
    – tháng 4 có nhnâ viên mới vào làm , giờ vẫn làm
    – tháng 7 thì có người nghỉ bạn ý là nhân viên kế toán
    – tháng 6 có ng mưới vào
    – công ty em chi lương doanh thu theop quý ,
    vậy khi em tổng hợp thu nhập chịu thuế thì em làm bảng của từng tháng đungggggggggggggggggggggg

      • bọn em quyết toán cuổi năm ý anh
        – những người nghỉ làm rồi thì bọn em có phải làm quyết toán không ? nghỉ làm từ tháng 7
        – bọn em thu nhập tính thuế có lương cơ bản và lương theo doanh thu ah

        • Người lao động có trách nhiệm (tự) quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế.
          Nếu người lao động có thu nhập từ 3 tháng trở lên tại cty bạn thì họ có thể ủy quyền cho cty làm quyết toán thuế (theo mẫu số 04-2/TNCN kèm theo thông tư 28/2011/TT-BTC). Nếu không làm ủy quyền thì cty không có căn cứ để làm quyết toán thuế, cá nhân tự phải quyết toán với cơ quan thuế.
          Việc quyết toán thì cũng bình thường: (thu nhập chịu thuế – giảm trừ)*tỉ lệ thuế
          Do năm 2013 có thay đổi từ 1/7 nên mức giảm trừ và biểu thuế của 6 tháng đầu năm tính riêng, 6 tháng cuối năm tính riêng.

          • cảm ơn anh !
            vậy em có têể quyết ooán thuế cho những nhân viên trong công ty thôi đúng không anh , mình chỉ làm quyết toàn khi họ ủy quyền còn không họ sẽ tự xác định thu nhập rồi tính thuế nộp cho cơ quan thuế ,nếu mình làm quyết toán hộ họ , thì họ phải tổng hợp khoản thu nhập cho mình đúng k a

  4. Dạ, cho em hỏi: Giam trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là gì? Vài điều kiện để được giảm trừ đó. Em đã có MST từ thang 7/2013. Hiện nay em chuẩn bị nhận công việc mới. Vậy em có thuộc đối tượng trên ko? GĐ em còn 1 em gái học lớp 12 và đã có khai là người phụ thuộc của bố em rồi. Bây giờ em có thể đưa em gái vào đối tượng phụ thuộc của em dc ko?
    Trân trong cảm ơn.

    • Chào bạn!
      Theo quy định tại điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 (có hiệu lực từ 1/7/2013) thì:

      1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
      a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
      b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
      ….
      2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

      3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

      a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

      b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

      Theo vậy thì em gái bạn không thể khai là phụ thuộc vào bạn vì đã khai phụ thuộc vào Bố của bạn.

  5. Thầy ơi. Giúp em với
    Công thức nhập trong ô B2: = ROW()-ROW(oDau) ý nghĩ gì
    oDongDau =IF(ISNA(MATCH(oNgayDau;vCTNgayGhiSo;0));IF(ISNA(MATCH(oNgayDau;vCTNgayGhiSo;1));1;MATCH(oNgayDau;vCTNgayGhiSo;1)+1);MATCH(oNgayDau;vCTNgayGhiSo;0))

    oDongCuoi =MATCH(oNgaycuoi;vCTNgayGhiSo;1)
    trong sheet CT mình làm không được (mình hiểu la đếm dòng dữ liệu)
    Nhờ bạn hổ trợ giúp. Nếu bạn viết rồi cho mình xin file excel mẫu cảm ơn bạn nhiều
    mail của mình: nhungdoantg@gmail.com

Gửi phản hồi cho Cẩm Nhung Hủy trả lời